Ai cũng biết người Việt mình có tục lệ tiễn ông Công ông Táo lên chầu Trời vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ những nét độc đáo của tục lệ này. Dưới đây là 8 điều cực kỳ hay ho về ngày tiễn ông Công ông Táo. Tìm hiểu ngay cùng Bình Lọc Nước BRITA Việt Nam
#1 Cá chép không phải là “phương tiện” duy nhất của ông Công ông Táo
Theo phong tục cha ông ngày xưa truyền lại, ở miền Bắc nước ta các Táo sẽ lên chầu Trời bằng cá chép, trong khi ở miền Trung các Táo sẽ cưỡi ngựa giấy. Ở Trung Quốc hay Đài Loan, các Táo cũng sẽ cưỡi ngựa giấy.
#2 Đồ cúng ông Táo vô cùng phong phú
Đồ cúng của người Việt gồm mũ, áo, hài Táo quân và hoa quả, lễ mặn. Đồ cúng của người Trung Quốc lại là nước, bánh kẹo, đậu nành và thức ăn gia súc (dành cho ngựa của các vị thần Bếp).
#3 Kẹo ngọt là món không thể thiếu trong mâm cúng
Lễ cúng thần Bếp của cộng đồng các quốc gia Hoa ngữ đều có một loại kẹo kéo (hoặc mạch nha) cực kỳ ngọt, với ý nghĩa thần Bếp sẽ nói những điều tốt đẹp nhất về gia đình. Thậm chí người Trung Quốc còn đặt chiếc kẹo này vào miệng của thần Bếp. Lễ cúng của người Việt Nam chúng ta thường có kẹo vừng đen.
#4 May mắn của gia chủ phụ thuộc vào tấu chương của ông Táo
Trong văn hóa của nhiều quốc gia nói tiếng Trung, các Táo có trách nhiệm bảo vệ gia đình và quán xuyến nhà bếp, lắng nghe mọi hành động tốt xấu của mọi người trong gia đình để cuối năm báo cáo với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ dựa vào đó mà quyết định phúc lộc, may mắn hay trừng phạt đối với từng gia đình trong năm mới.
#5 Tục dựng cây nêu ngày Tết bắt nguồn từ lễ ông Táo
Trước đây, người Việt còn có tục dựng cây nêu ngày Tết vào đúng 23 tháng Chạp. Vì kể từ ngày này, Táo quân về trời và vắng mặt cho tới tận đêm Giao thừa thì ma quỷ sẽ lẻn về quấy nhiễu nhà cửa nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Hiện giờ, một số vùng ở miền Trung vẫn còn giữ nguyên truyền thống này.